Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Nhân lực công nghệ thông tin: Có tới 70% cử nhân công nghệ thông tin phải đào tạo lại

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, khảo sát cho thấy trong số 50.000 cử nhân công nghệ thông tin ra trường chỉ có 30% làm việc được ngay, có việc làm đúng nghề, 70% phải đào tạo lại.

Thiếu trầm trọng nhân lực CNTT
Theo thống kê của Bộ GDĐT, hiện tỉ lệ các trường đại học, công nghiệp (ĐH, CĐ) đào tạo CNTT ở nước ta chiếm 37,5%. Mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp. 
Trong khi đó, thống kê của Bộ TTTT cho thấy, số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ CNTT cả nước hàng năm tăng khoảng 30.000 lao động CNTT. Dự báo, đến năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là 1 triệu nhân lực CNTT. Dự báo của Vietnamworks cũng cho thấy, tới năm 2020, nước ta còn thiếu 400.000 lao động CNTT và mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động. 
Mặc dù nhu cầu nguồn nhân lực ICT lớn như vậy nhưng theo ông Phí Anh Tuấn- Phó Chủ tịch Hội Tin học TP Hồ Chí Minh (HCA), hiện nay, các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước được cho là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Cụ thể, hiện chỉ có khoảng 27% lao động CNTT là có thể đáp ứng yêu cầu, số còn lại 72% cần phải được đào tạo bổ sung trong thời gian tối thiểu 6 tháng - 1 năm.
Nguyên nhân được Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra, đó là từ trước đến nay, truyền thống giáo dục Việt Nam là học trước rồi làm sau, là thầy dạy trò nghe, học sách giáo khoa là chính, học thuộc là quan trọng, giảng đường là cơ sở chính của ĐH, học nhiều thực hành ít, học dài hạn là chính. Trong khi đó, thế giới lại làm trước rồi học sau, tự học để biết đến 70-80% rồi mới hỏi thầy, học cách tìm ra vấn đề quan trọng hơn học thuộc, phòng thí nghiệm trở thành cơ sở chính của nhà trường; nghiên cứu trong môi trường ảo, mô phỏng nhiều hơn môi trường thật; tiếng Anh, công nghệ trở thành công cụ tối thiểu và bắt buộc. Trong khi đó, cuộc cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cuộc cạnh tranh về nhân lực. Nhân lực sẽ là một lợi thế, nếu chúng ta giải quyết bài toán cung cầu nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng sự thay đổi của thời đại. 
Co toi 70% cu nhan cong nghe thong tin phai dao tao lai hinh anh 2Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi tọa đàm.
Theo ông Phí Anh Tuấn, sinh viên CNTT đang phải đối diện với nhiều thách thức như: Tốc độ phát triển công nghệ quá nhanh: AI, IoT, Blockchain, Big Data, Database…; tiếp cận ứng dụng truyền thống thay đổi tương ứng với công nghệ; các kỹ năng cần thiết của người lao động cũng thay đổi đáp ứng phân công lao động toàn cầu; kỹ năng cho Start-up còn mới với sinh viên... Chính vì vậy, đòi hỏi sinh viên CNTT cần phải cập nhật, cải tiến thường xuyên cho nhu cầu “chất lượng cao” của nguồn nhân lực CNTT và cũng cần có sự phối hợp đa dạng giúp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Gắn kết phải là nhu cầu tự thân
Vấn đề gắn đào tạo với doanh nghiệp không phải bây giờ mới được đặt ra mà từ cách đây hàng chục năm, các chuyên gia giáo dục đã nhìn nhận và cảnh báo về tình trạng này nếu không muốn đào tạo lạc hậu với nhu cầu sử dụng. Bản thân các trường ĐH cũng không phải không nhận ra điều này. Bằng chứng là đến nay, nhiều trường ĐH và doanh nghiệp đã ký kết hợp tác. Nhưng hiệu quả thực tế chưa cao. 
Rõ ràng, sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn là điều đã được thực tế chứng minh. Nhưng tại sao, lâu nay các trường và doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà bắt tay với nhau? 
Đặt câu hỏi trực tiếp với các trường đào tạo CNTT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trăn trở: Đầu ra của nhà trường là doanh nghiệp nhưng nhà trường đã hiểu doanh nghiệp, đã bám theo doanh nghiệp để thiết kế sản phẩm của mình chưa? Để có nhân lực tốt cho mình thì doanh nghiệp đã tham gia cùng với nhà trường để thiết kế sản phẩm chưa? Hay 2 đối tượng này vẫn rất xa nhau và đổ lỗi cho nhau? Đã đến lúc tuy 2 mà 1 chưa? 
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ chỉ ra một thực tế, đó là các trường cung cấp nguồn nhân lực, các doanh nghiệp nhìn trường như các bạn hàng, hai bên đến với nhau có động lực cùng lợi ích, không hợp tác với nhau thì không thể tồn tại được. Nói cách khác, muốn hợp tác, kết nối hiệu quả thì phải trở thành nhu cầu tự thân. Các trường phải tiếp cập thị trường với tinh thần phục vụ chứ chỉ đưa ra những gì mình có thì sẽ khó thành công, trong đó phải lưu ý đến tiếng Anh, kỹ năng làm việc nhóm.
Co toi 70% cu nhan cong nghe thong tin phai dao tao lai hinh anh 1
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi tọa đàm.
Để quá trình gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp tạo hiệu quả thiết thực, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: sẽ phải làm khác đi, thiết thực. Nhà trường, doanh nghiệp và Nhà nước phải thực sự đồng hành với nhau, không ai đặt cao hơn ai. Vì sự phát triển chung, vì sự phát triển đất nước.    

@ Trần Văn Bình - Founder of Oracle DBA AZ

#học oracle #oracle database #khóa học oracle online #khóa học oca #học oca ở đâu #oca là gì #oca oracle #BossData #OraAz #OracleDBAAz #OracleTutorial #Quản_trị_cơ_sở_dữ_liệu_Oracle #OracleDBA #OracleDatabaseAdministration

ĐỌC NHIỀU

Trần Văn Bình - Oracle Database Master